Tải về: Tại đây
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỔNG CỤC THUẾ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 991/QĐ-TCT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 thảng 6 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định 15/2021/QĐ-TTg sửa đổi Khoản 1 Điều 3 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định vê áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
Căn cứ Quyết định số 2363/QĐ-TCT ngày 16/12/2015 của Tổng cục trường Tống cục Thuế quy định Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 1158/QĐ-TCT ngày 03/8/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế vê việc ban hành Bộ chỉ số tiêu chí lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý rủi ro.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình áp đụng quản lý rủi ro trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, thay thế Quyết định số 1626/QĐ-TCT ngày 27/9/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế các tỉnh và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG |
- Như Điều 2; - Lưu: VT, QLRR. |
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
QUY TRÌNH
ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ban hành Quyết định 991/2022/QĐ-TCT ngày 27/06/2022
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
1. Hướng dẫn cơ quan thuế thực hiện thu thập, phân tích, đánh giá thông tin lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro đế xây dựng kế hoạch thanh tra, kiếm tra tại trụ sở người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
2. Chuẩn hoá các nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất, khách quan trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hàng năm.
3. Góp phần hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế, gian lận thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Đỉều 2. Phạm vi điều chỉnh, đốỉ tượng áp dụng
Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục thực hiện áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn người nộp thuế là doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hàng năm.
Quy trình này áp dụng cho cơ quan thuế các cấp: Tong cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Trong Quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Điểm số rủi ro: là số điểm cụ thể được gắn với từng chỉ số tiêu chí theo mức độ rủi ro của chỉ số tiêu chí đó và trên cơ sở thang điểm rủi ro.
Trọng số: là hệ số theo tiêu chí, được sử dụng để đánh giá mức độ trọng yếu của tiêu chí đối với kết quả đánh giá xếp hạng rủi ro của người nộp thuế.
Ứng dụng quản lý rủi ro: là ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc kết nối, tiếp nhận thông tin từ các nguồn dữ liệu liên quan trong và ngoài cơ quan thuế, điện tử hóa các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên bộ tiêu chí, chỉ số được ban hành để phân tích, đánh giá tuân thủ, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế.
Năm đánh giá (Năm phân tích dữ liệu): là năm chọn các thông tin dữ liệu để thực hiện phân tích đánh giá rủi ro thông tin người nộp thuế.
Thời điểm đánh giá: là thời điểm thực hiện phân tích thông tin đánh giá rủi ro người nộp thuế.
Năm kế hoạch: là năm kế hoạch được lập ra để thực hiện thanh tra, kiểm tra.
Hồ sơ thuế: là cụm từ dùng để chỉ tờ khai thuế (tháng, quý, năm, quyết toán và từng lần phát sinh) và các tài liệu khác liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp (phụ lục, báo cáo tài chính) do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Cơ quan Thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi Cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực).
Biên độ lựa chọn: là tỷ lệ phần trăm (%) số doanh nghiệp nằm trong danh sách lựa chọn để lọc ra được những doanh nghiệp đưa vào danh sách doanh nghiệp dự kiến thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo kế hoạch hàng năm.
Phòng lập kế hoạch trên ứng dụng quản lý rủi ro: là danh sách các doanh nghiệp được đưa vào một phòng lập kế hoạch trên ứng dụng để lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch. Các doanh nghiệp được đưa vào từng phòng lập kế hoạch là những doanh nghiệp thuộc bộ phận thanh tra, kiểm tra được giao quản lý theo thực tế, hoặc là tập hợp các doanh nghiệp theo từng chuyên đề thanh tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu quản lý tại cơ quan thuế.
2. Bộ phận tại cơ quan thuế các cấp tham gia vào quy trình:
Bộ phận quản lý rủi ro: Ban Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Thuế. Đối với Cục Thuế và Chi cục Thuế chưa có đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro phải chỉ định một bộ phận kiếm tra, thanh tra làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro để lập kế hoạch tại Cục Thuế, Chi cục Thuế.
Bộ phận Kẽ khai và Kế toán thuế: Vụ Kê khai và Kế toán thuế thuộc Tổng cục Thuế; Phòng Kê khai và Kế toán thuế thuộc Cục Thuế; bộ phận Kê khai và Kế toán thuế thuộc Chi cục Thuế.
Bộ phận Thanh tra, kiểm tra thuế: là bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế; thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở ngườỉ nộp thuế, bao gồm: Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, các phòng có chức năng thanh tra, kiếm tra thuộc Cục Thuế Doanh nghiệp lớn; Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh cá nhân thuộc Tống cục Thuế; Phòng thanh tra, kiểm tra thuế thuộc Cục Thuế; Phòng/Đội thanh tra, kiểm tra thuộc Chi cục Thuế.
Bộ phận Tin học: Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế; Phòng Công nghệ thông tin thuộc Cục Thuế; bộ phận ỉàm công tác Tin học thuộc Chi cục Thuế.
3. Các chữ viết tắt trong Quy trình
Quản lý rủi ro viết tắt là QLRR.
Báo cáo tài chính viết tắt là BCTC.
Người nộp thuế viết tắt là NNT.
Trung bình ngành viết tắt là TBN.
Chương II NỘI DUNG QUY TRÌNH
Điều 4. Thu thập, xử lý thông tin
Trước khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế phải thực hiện thu thập, cập nhật và xử lý thông tin để phục vụ cho việc lập kế hoạch.
1. Thu thập thông tin về người nộp thuế từ cơ sở dữ liệu ngành thuế
Hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp, đãng ký thuế;
Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế;
Thông tin trên BCTC doanh nghiệp;
Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của NNT;
Thông tin về thanh tra, kiểm tra NNT;
Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về hóa đơn;
Các thông tin khác có liên quan.
Định kỳ ứng dụng QLRR sẽ cập nhật thông tin về NNT từ cơ sở dữ liệu ngành thuế vào ngày 15/4, 30/6 và 30/9 hàng năm và các thời điểm khác theo yêu cẩu quản lý đe phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo tính kịp thời, đây đủ, chính xác so với thông tin gốc từ cơ sở dữ liệu tại các ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế.
2. Thu thập, xử lý, cập nhật thông tin dữ liệu về người nộp thuế từ các nguồn thông tin bên ngoài
Những thông tin thu thập được bên ngoài hệ thống ngành thuế có thể là căn cứ xem xét đưa NNT vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra nếu xét thấy NNT thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế. Các nguồn thu thập thông tin ngoài hệ thông ngành thuê bao gôm:
Cơ sở dữ ỉiệu thông tin về NNT của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra tài chính, ủy ban chứng khoán, Cục quản lý giá,...
Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan:
+ Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội,...
+ Thông tin từ các cơ quan quản lý thuộc Bộ, Ngành, Hiệp hội ngành nghề kinh doanh,...
+ Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí; thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế,...
+ Thông tin từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốc tếể
+ Các nguồn thông tin chính thức khác theo quy định của pháp luậtắ
3. Thu thập, xử lý, cập nhật thông tin, dữ liệu chưa được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế
Các thông tin, dữ liệu phục vụ cho các tiêu chí, chỉ số đánh giá rủi ro chưa được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế, các bộ phận liên quan được giao thực hiện thu thập, xử lý và cập nhật vào ứng dụng QLRR. Cụ thể:
Đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp phải nộp BCTC đã được kiểm toán độc lập, các bộ phận chức năng có trách nhiệm thu thập, xử lý, cập nhật như sau:
+ Trước thời hạn nộp BCTC theo quy định, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát, xác định, cập nhật danh sách các doanh nghiệp phải nộp BCTC có kiểm toán theo Mau 01/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trinh này và trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt. Các trường hợp phải nộp BCTC có kiểm toán thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán và kiểm toán độc lập.
+ Trường hợp doanh nghiệp không nộp BCTC được kiểm toán theo quy định, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế có trách nhiệm rà soát, đôn đốc và lập Thông báo đề nghị doanh nghiệp nộp BCTC được kiểm toán.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được BCTC của doanh nghiệp đã được kiểm toán, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế có trách nhiệm đối chiếu với BCTC đã được kiểm toán đế phân loại và nhập ý kiến kiếm toán độc lập đối với BCTC doanh nghiệp vào ứng dụng Báo cáo tài chính theo các trường hợp sau: ý kiến kiểm toán trái ngược; từ chối đưa ra ý kiến; ý kiến ngoại trừ; ý kiến chấp nhận toàn bộ.
Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về: thuế; kế toán; kiểm toán; thống kê; tài chính doanh nghiệp; vi phạm pháp luật kinh tế, dân sự, hình sự (sau đây gọi là thông tin xử lý vi phạm):
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin xử lý vi phạm do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xử lý vi phạm liên quan chuyển đến, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế có trách nhiệm rà soát và nhập thông tin, dữ liệu vào ứng dụng QLRR (Mau số 02/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).
Cập nhật ngành nghề kinh doanh chính:
Để việc đánh giá rủi ro đảm bảo mức độ tin cậy, đề nghị bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra nếu có thông tin thay đổi ngành nghề kinh doanh chính thì chuyển thông tin thay đổi ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp cho bộ phận QLRR cập nhật vào ứng dụng QLRR trước ngày 15/4, 30/6 và trước ngày 30/9 hàng năm phục vụ cho công tác phân tích rủi ro, tính giá trị TBN.
Cập nhật ngành nghề có rủi ro: trước thời điểm phân tích rủi ro, bộ phận QLRR trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt danh sách ngành nghề có rủi ro/ngành nghề cần tập trung thanh tra, kiểm tra để cập nhật vào ứng dụng QLRRỆ
4. Đánh giá dữ liệu
Trước khi tiến hành sử dụng các dữ liệu thu thập đế phân tích thông tin, Bộ phận QLRR tại cơ quan thuế thực hiện kiểm tra các nguồn dữ liệu đã được cập nhật trên ứng dụng đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Dữ liệu thực hiện rà soát là các chỉ tiêu dữ liệu liên quan đến Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro chính thức đã được thiết lập.
Công chức thuế được phân công đánh giá dữ liệu sử dụng chức năng rà soát dữ liệu tại ứng dụng QLRR để rà soát dữ liệu trước khi đánh giá rủi ro. Chức năng sẽ tự động đưa ra các danh sách:
Danh sách các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng tính đến năm đánh giá (Mau số 03/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này), ứng dụng QLRR loại bỏ danh sách các doanh nghiệp mới hoạt động, không đưa vào đánh giá đế lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Danh sách doanh nghiệp có nhập dữ liệu nhưng không đủ chỉ tiêu cần phân tích (Mau số 04/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).
Danh sách giá trị dữ liệu có sự tăng giảm đột biến: là danh sách NNT có chỉ tiêu của tờ khai, BCTC năm đánh giá so với chỉ tiêu tương ứng của năm trước liền kề tăng giảm đột biến (Mau số 05/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).
Danh sách giá trị dữ liệu có yếu tố ngoại lai: là danh sách NNT có chỉ tiêu trên tờ khai, BCTC tăng hoặc giảm quá lớn hoặc không hợp lý khi so sánh với cùng một chỉ tiêu của tất cả các doanh nghiệp thuộc cơ quan thuế quản ỉý (Mầu số 06/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).
Danh sách doanh nghiệp không nộp tất cả các tờ khai hoặc có nộp tờ khai nhưng kê khai bằng không (=0) hoặc để trống (null) bao gồm: Tờ khai thuế giá trị gia tăng, Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, Tờ khai quyết toán 03/TNDN,
Phụ lục 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN, 03-1C/TNDN của tờ khai quyết toán 03/TNDN, BCTC. Danh sách này là một trong những căn cứ để xem xét đưa NNT vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo cách lựa chọn ngẫu nhiên trên ứng dụngẳ
Trước ngày 15/4, 30/6 và 30/9 hàng năm, Bộ phận QLRR thực hiện chuyển các danh sách nêu trên sang Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế để kiểm tra cập nhật thông tin hoặc điều chỉnh lại dữ liệu. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế có trách nhiệm đối chiếu vói dữ liệu gốc và sửa đổi, nhập bổ sung nếu dữ liệu không chính xác hoặc chưa được nhập liệu vào các ứng dụng của ngành thuế, đồng thời chuyển lại danh sách đã xác nhận cho Bộ phận QLRR được giao nhiệm vụ phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Trên cơ sở dữ liệu đã được rà soát, Bộ phận QLRR tiến hành lọc dữ liệu và xác định các dữ liệu sẽ được sử dụng để đưa vào phân tích rủi ro. Trường họp giá trị dữ liệu có yếu tố ngoại lai, giá trị dữ liệu có sự tăng giảm đột biến, chỉ tiêu khai sai, chỉ tiêu không có dữ liệu do NNT không giải trình hoặc giải trình nhưng không được cơ quan thuế chấp nhận thì không đưa vào tính giá trị TBN nhưng đưa vào phân tích rủi ro.
Điều 5. Sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tạỉ trụ sở người nộp thuế
Ban Quản lý rủi ro và Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế sử dụng các chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro do Tổng cục Thuế ban hành đưa vào ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng QLRR để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT như sau:
1. Nguyên tắc sử dụng, bổ sung chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro.
Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT ban hành theo Quyết định của Tổng cục trường Tổng cục Thuế. Bộ chỉ số tiêu chí gồm nhóm chỉ số tiêu chí tĩnh và nhóm chỉ số tiêu chí tham khảo. Trong đó:
+ Nhóm chỉ số tiêu chí tĩnh được áp dụng thống nhất tại cơ quan thuế các cấp trên toàn quốc. Cơ quan thuế bắt buộc phải sử dụng các chỉ số tiêu chí này để thực hiện đánh giá trên phạm vi dữ liệu của cơ quan thuế. Các chỉ số tiêu chí này cơ quan thuế không được phép thay đổi.
+ Nhóm chỉ số tiêu chí tham khảo là nhóm chỉ số tiêu chí mà cơ quan thue có thể lựa chọn, bổ sung vào Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT cho phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương.
Khi Tổng cục ban hành Bộ chỉ số tiêu chí mới, việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT sẽ áp dụng theo Bộ chỉ số tiêu chí mới.
Trong trường hợp càn thiết, để phù hợp với thực tế công tác quản lý thuế tại địa phương, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đề nghị Tổng cục Thuế ban hành sửa đổi, bổ sung tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; cơ sở lập tiêu chí, chỉ số; công thức tính; điểm số; trọng số của từng tiêu chí, chỉ số. Văn bản đề nghị của Cục Thuế gửi về Tổng cục Thuế (Ban Quản lý rủi ro) chậm nhất trước ngày 30/6 hàng năm.
Ban Quản lý rủi ro chủ trì phối hợp với các Vụ/đan vị, Cục Thuế nghiên cứu xây dựng chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro trình Tổng cục ban hành theo thẩm quyền; định kỳ hàng năm tố chức rà soát đánh giá kiến nghị sửa đổi bổ sung Bộ chỉ số tiêu chí rủi ro đảm bảo phù họp với quy định pháp ỉuật và thực tiễn công tác quản lý thuế. Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế có trách nhiệm đưa các chỉ số tiêu chí do Tổng cục Thuế ban hành vào ứng dụng QLRR, hoàn thành trước ngày 30/9 hàng năm.
2. Xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro ỉập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm xây dựng bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.
Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp phân công một bộ phận thanh tra, kiểm tra hoặc một nhóm cán bộ thanh tra, kiểm tra có kinh nghiệm trong việc phân tích thông tin rủi ro của NNT thực hiện việc xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của NNT chậm nhất là vào ngày 31/10 hàng năm.
2.1. Thử nghiệm Bộ chỉ số tiêu chí
Căn cứ vào các chỉ số tiêu chí tĩnh và các chỉ số tiêu chí tham khảo, bộ phận QLRR thực hiện đánh giá thử nghiệm các Bộ chỉ số tiêu chí trên phạm vi dữ liệu của đơn vị. Các đơn vị có thể xây dựng nhiều Bộ chỉ số tiêu chí thử nghiệm phù hợp với tình hình thực tế.
Bộ phận QLRR có thể tiến hành thử nghiệm độc lập bổ sung theo kinh nghiệm quản lý thực tiễn tại địa phương nhóm chỉ số tiêu chí do Tổng cục Thuế ban hành sau đó sẽ cùng tống hợp kết quả và đánh giá độ chính xác của bộ chỉ số tiêu chí thử nghiệm đã được thiết lập bằng cách so sánh kết quả và xác định tần suất xuất hiện của những mã số thuế tại các vùng được phân định theo kết quả thử nghiệm gồm vùng rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp.
Việc thử nghiệm Bộ chỉ số tiêu chí được thực hiện với 3 bước chính gồm: xác định các chỉ số tiêu chí được đưa vào thử nghiệm, xác định điểm cho từng chỉ số tiêu chí và xác định trọng số cho từng chỉ số tiêu chí.
Bộ phận QLRR sau khi thử nghiệm đưa ra đánh giá về từng Bộ chỉ số tiêu chí đã thử nghiệm, lựa chọn Bộ chỉ số tiêu chí dự kiến đưa vào làm Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá chính thức để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt theo quy định tại mục 2.2 dưới đây.
2.2. Xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí chính thức và phê duyệt
Bộ chỉ số tiêu chí chính thức bao gồm nhóm chỉ số tiêu chí tĩnh và nhóm chỉ số tiêu chí tham khảo (nếu có) được sử dụng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo phân tích rủi ro phải được áp dụng trên cơ sở Bộ chỉ số tiêu chí chính thức được Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt và thực hiện trên ứng dụng QLRR.
Lãnh đạo cơ quan thuế có trách nhiệm phê duyệt các bước công việc bao gồm: phê duyệt các chỉ số tiêu chí, trọng số của các chỉ số tiêu chí bổ sung thêm (nếu có) trong nhóm chỉ số tiêu chí của Tổng cục Thuế ban hành, phê duyệt kết quả phân tích sau khi áp dụng Bộ chỉ sô tiêu chí chính thức.
3. Phân phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR
Tùy thuộc vào quy mô và đặc thù của từng cơ quan thuế để lựa chọn hình thức phân phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR cho phù hợp:
Cơ quan thuế có thể lập một phòng lập kế hoạch hoặc lập nhiều phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR cho cả cơ quan thuế. Trường hợp lập nhiều phòng lập kế hoạch thì số phòng lập kế hoạch và số doanh nghiệp trong từng phòng lập kế hoạch sẽ tương ứng với số đơn vị (Cục/Vụ/phòng/đội) thanh tra, kiểm tra hiện có và số doanh nghiệp mà đơn vị (Cục/Vụ/phòng/đội) đang quản lý thực tế tại cơ quan thuế.
Riêng đối với việc lập kế hoạch thanh tra của Cục Thuế, việc phân phòng lập kể hoạch không vượt quá tổng số lượng phòng thanh tra - kiểm tra (không bao gồm số phòng lập kế hoạch theo chuyên đề) của Cục Thuế và số Chi cục Thuế trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố.
Trường hợp cơ quan thuế thực hiện lập kế hoạch theo chuyên đề có thể tổng hợp các doanh nghiệp theo chuyên đề vào một phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR. Các doanh nghiệp này sẽ loại trừ tại các phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR nêu trên.
Cơ quan thuế thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo phân tích rủi ro đối với các phòng lập kế hoạch ưên ứng dụng QLRR.
Ví dụ: Cục Thuế A có 07 phòng thanh tra - kiểm tra. Khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, Cục Thuế A có thể phân phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR như sau:
+ Cách 1: Lập 01 phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR cho cả Cục
Thuế.
+ Cách 2: Lập 07 phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR tương ứng với 07 phòng thanh tra - kiểm tra trên thực tế. số doanh nghiệp nằm trong các phòng lập kế hoạch này tương ứng với số doanh nghiệp mà thực tế phòng thanh tra - kiểm tra đó đang quản lý.
Trường hợp trong năm lập kế hoạch có 02 chuyên đề lập kế hoạch từ đầu năm thi Cục Thuê A có thê bô sung thêm 02 phòng lập kế hoạch theo chuyên đề trên ứng dụng QLRR với các doanh nghiệp đưa vào phân tích rủi ro thỏa mãn theo điều kiện của chuyên đề đó.
+ Cách 3: Lập tối đa 13 phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR tương ứng với 07 phòng thanh tra - kiểm tra của Cục Thuế trên thực tế và 06 Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế đó quản lý. số doanh nghiệp nằm trong các phòng lập kế hoạch này tương ứng với số doanh nghiệp mà thực tế phòng thanh tra - kiểm tra, Chi cục Thuế đó đang quản ỉý.
4. Phân loại quy mô doanh nghiệp
Đe phục vụ công tác điều hành thanh tra, kiểm tra thuế và định hướng công tác quản lý theo từng loại hình, quy mô doanh nghiệp, hàng năm trước kỳ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, Bộ phận QLRR tại cơ quan thuế các cấp sử dụng ứng dụng QLRR để phân loại quy mô doanh nghiệp. Mỗi cơ quan thuế tùy vào thực tế công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp để phân ngưỡng quy mô doanh nghiệp trên cơ sở phân ngưỡng doanh thu phục vụ xếp loại quy mô doanh nghiệp theo các mức khác nhau. Trên cơ sở đó, ứng dụng QLRR tự động phân loại doanh nghiệp thành 04 nhóm: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp rất nhỏ.
Việc thực hiện phân loại quy mô doanh nghiệp không phải là một tiêu chí đế thực hiện đánh giá rủi ro, mà là điều kiện bắt buộc được sử dụng để phân loại doanh nghiệp phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT. Phương pháp phân loại quy mô doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy trình này với một số phương pháp chủ yếu sau:
Phân loại quy mô doanh nghiệp theo tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động.
Phân loại quy mô doanh nghiệp theo phương pháp sử dụng hàm tứ phân
vịẽ
Phân loại quy mô doanh nghiệp theo mức doanh thu tuyệt đối.
Cơ quan thuế thực hiện một trong ba phương pháp phân loại quy mô doanh nghiệp nêu trên. Tùy thuộc yêu cầu nhiệm vụ và lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế chủ động lựa chọn phương pháp phân loại quy mô doanh nghiệp, ngưỡng quy mô doanh nghiệp để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuộc loại doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.
Khi đã xác định được phương pháp phân loại và ngưỡng quy mô doanh nghiệp, Bộ phận QLRR có trách nhiệm trình Lãnh đạo phê duyệt để sử dụng tại đơn vị trong năm phân tích.
Bộ phận QLRR sử dụng chức năng “Thiết lập ngưỡng quy mô” trên ứng dụng phân tích rủi ro để phân loại quy mô doanh nghiệp theo từng “Phòng lập kê hoạch trên ứng dụng”.
Để giúp cho công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra được thuận lợi phù hợp với yêu cầu công tác quản lý của đơn vị, ứng dụng QLRR hỗ trợ việc lựa chọn doanh nghiệp kết hợp giữa kết quả tính điểm rủi ro và quy mô doanh nghiệp theo hướng ưu tiên doanh nghiệp có mức rủi ro từ cao đến thấp tương ứng với từng ngưỡng quy mô.
5. Đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro doanh nghiệp
Để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế bằng phần mềm ứng dụng QLRR, Bộ phận ỌLRR sử dụng ứng dụng QLRR đê đánh giá xêp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp, ứng dụng QLRR tự động đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp theo 3 hạng rủi ro là: rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp.
Kết quả xếp hạng mức độ rủi ro doanh nghiệp được tổng hợp theo Mầu số 07/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này.
Sau khi ứng dụng tự động tổng hợp kết quả xếp hạng rủi ro kết hợp quy mô doanh nghiệp đối với từng NNT, Bộ phận QLRR rà soát và trình Lãnh đạo Cục Thuế/Chi cục Thuế (có thể ủy quyền cho trưởng Bộ phận QLRR) thực hiện phê duyệt kết quả xếp hạng mức độ rủi ro kết họp với quy mô doanh nghiệp trên ứng dụng.
(Phương pháp đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy trình này).
Trên cơ sở kết quả thực hiện, ứng dụng tự động tổng họp kết quả xếp hạng rủi ro kết hợp quy mô doanh nghiệp đối với từng NNT (Mầu số 08/QTr- QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).
Điều 6. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
1. Thiết lập các tham số trên ứng dụng để thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý thuế; hướng dẫn, định hướng của cơ quan cấp trên; kết quả xếp hạng rủi ro kết hợp quy mô doanh nghiệp và nguồn lực cán bộ thanh tra, kiểm tra của đơn vị, Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế xác định các tham số về số lượng, biên độ, tỷ lệ lựa chọn, ngành nghề, lĩnh vực cần thanh tra, kiểm tra, giá trị TBN và các tham số khác theo yêu cầu quản lý. Trong đó:
Số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra gồm số doanh nghiệp được lựa chọn qua phân tích đánh giá xếp hạng rủi ro và sô doanh nghiệp cơ quan thuế chọn qua thực tế công tác quản lý thuế, trong đó:
+ Số doanh nghiệp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro không dưới 90% số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiếm tra theo kế hoạch hàng năm.
+ Số doanh nghiệp được lựa chọn qua thực tế công tác quản lý thuế, hoặc được lựa chọn ngẫu nhiên (do ứng dụng QLRR chạy) không quá tỷ lệ 10% số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.
Bộ phận thanh tra, kiểm tra khi phân tích và tiếp nhận các thông tin do thu thập từ bên ngoài (dữ liệu thu thập từ các cơ quan thuộc ngành Tài chính, dữ liệu của các cơ quan khác có liên quan, thông tin từ đơn thư tố cáo trốn thuế gian lận thuế,...), xác định Danh sách doanh nghiệp có rủi ro trình Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt. Trên cơ sở Danh sách doanh nghiệp có rủi ro đã được Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt, Bộ phận thanh tra, kiểm tra chuyển Bộ phận QLRR nhập vào ứng dụng QLRR để đưa trực tiếp Danh sách doanh nghiệp này vào Danh sách các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.
ứng dụng QLRR có hỗ trợ chức năng lựa chọn ngẫu nhiên. Bộ phận QLRR được phân quyền lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế có thể sử dụng chức năng này để lựa chọn ngẫu nhiên doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Số lượng doanh nghiệp lựa chọn vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo Danh sách lựa chọn ngẫu nhiên và từ nguồn thông tin thu thập bên ngoài không quá tỷ lệ 10% số ỉượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.
ứng dụng QLRR hỗ trợ xác định giá trị TBN theo ba phương pháp. Cơ quan thuế tùy theo yêu cầu quản lý và thực tế tại địa phương để lựa chọn phương pháp xác định giá trị TBN cho phù hợp, cụ thể:
+ Giá trị TBN toàn quốc: là giá trị TBN được xác định đối với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trên phạm vi doanh nghiệp cả nước.
+ Giá trị TBN theo địa bàn tỉnh/thành phố: là giá trị TBN được xác định đối với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trên phạm vi doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh/thành phố quản ỉý.
+ Giá trị TBN theo địa bàn quận/huyện: là giá trị TBN được xác định đối với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trên phạm vi doanh nghiệp thuộc địa bàn quận/huyện quản lý.
Các tham số về số lượng, biên độ, tỷ lệ lựa chọn, ngành nghề, lĩnh vực cần thanh tra, kiểm tra và các tham số khác theo yêu cầu quản lý được nhập vào ứng dụng để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
2. Lập kế hoạch thanh tra thuế
2.1. Sử dụng chức năng lập kế hoạch thanh tra trên ứng dụng quản lý rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra
Trên cơ sở kết quả phân loại quy mô, kết quả phân loại mức độ rủi ro và các tham số về số lượng, biên độ, tỷ lệ lựa chọn, ngành nghề và các tham số khác theo yêu cầu quản lý, Bộ phận thanh tra thuế sử dụng chức năng lập kế hoạch thanh tra trên ứng dụng QLRR để ỉựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra.
ứng dụng tự động lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT năm theo nguyên tắc kết hợp giữa quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
Phương pháp lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy trình này.
2.2. Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra
Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu với kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra khác. Khi lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra thuế phải đảm bảo tránh trùng lặp về đối tượng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm tính chất mức độ rủi ro của doanh nghiệp tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của doanh nghiệp là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn doanh nghiệp đó vào kế hoạch thanh tra và ỉựa chọn doanh nghiệp kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch thanh tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi đó của mình.
Kế hoạch thanh tra được lập theo Mầu số 09/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này. Sau khi lập kế hoạch, lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duýệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra của cơ quan Thuế (Tổng cục Thuế; Cục Thuể) được thực hiện theo Quy trình thanh tra thuế của Tổng cục Thuế.
3. Lập kế hoạch kiểm tra thuế
3.1. Lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra
Sau khi đã hoàn thành việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, các đơn vị tiếp tục sử dụng kết quả đánh giá rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra theo nguyên tắc kết hợp quy mô với mức độ rủi ro của doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra.
Phương pháp lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kể hoạch kiểm tra được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy trình này.
3.2. Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kiểm tra
Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra, cơ quan thuế thực hiện lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kiếm tra sau khi đã rà soát, đối chiếu tránh trùng lặp về đối tượng thanh tra, kiếm tra với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiếm tra khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chưa lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch kiểm tra năm khi có thông tin tin cậy hoặc có cơ sở làm giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp tới mức thấp thì lựa chọn doanh nghiệp kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch kiểm tra năm như phần lập kế hoạch thanh tra.
Kế hoạch kiểm tra được lập theo Mầu số 10/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này. Sau khi lập kế hoạch, lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duyệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.
Việc lập và phê duyệt kế hoạch kiếm tra được thực hiện theo quy trình kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế.
Đối với doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng, được phân tích, đánh giá xếp hạng rủi ro theo Bộ tiêu chí và chỉ số Phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn. Trường hợp phát hiện có rủi ro cao cần thiết phải thanh tra, kiểm tra thì cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp bổ sung vào kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định.
4. Lập ké hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề
Việc lập kế hoạch thanh tra, kiếm tra theo chuyên đề được thực hiện theo Bộ chỉ số tiêu chí phân tích rủi ro thống nhất sử dụng để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra từ đầu năm hoặc thực hiện theo Bộ chỉ số tiêu chí xây dựng riêng cho từng chuyên đề.
Trường hợp cơ quan thuế sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí duy nhất để lập kế hoạch và không lập phòng lập kế hoạch theo chuyên đề trên ứng dụng thì sau khi đã lựa chọn đủ số doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra dựa trên phân tích rủi ro từ đầu năm, căn cứ vào kểt quả phân tích rủi ro còn lại, cơ quan thuế lựa chọn doanh nghiệp theo chuyên đề cho phù hợp. Nếu cơ quan thuế tổng hợp các doanh nghiệp theo chuyên đề vào một phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR thì việc lựa chọn các doanh nghiệp theo chuyên đề vào kế hoạch thanh tra, kiếm tra kết hợp giữa tong điếm rủi ro và quy mô doanh nghiệp được thực hiện như các phòng lập kế hoạch khác trên ứng dụng.
Trường hợp cơ quan thuế sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí xây dựng riêng cho từng chuyên đề thì cơ quan thuế lựa chọn doanh nghiệp theo chuyên đề vào kế hoạch theo yêu cầu quản lý dựa trên tổng điểm rủi ro hoặc có thể dựa trên việc kết hợp giữa tổng điểm rủi ro và quy mô doanh nghiệp. Cục Thuế có thể lựa chọn một số chỉ số tiêu chí theo Bộ chỉ số tiêu chí do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành để chạy phân tích rủi ro trên ứng dụng QLRR hoặc lựa chọn chỉ số tiêu chí khác theo yêu cầu quản lý để phân tích rủi ro, lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro cao.
5. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra
Việc điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc:
Neu điều chỉnh bổ sung (bao gồm bổ sung mớỉ, bổ sung để thay thế, ế..) doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì bổ sung tiếp những doanh nghiệp có rủi ro về thuế từ cao xuống thấp theo danh sách đã lập khi xây dựng kế hoạch đầu năm, trong năm. Trường hợp thực hiện phân tích đánh giá rủi ro lại sau khi cập nhật thông tin dữ liệu thì thực hiện bổ sung các doanh nghiệp có rủi ro cao theo kết quả phân tích đánh giá lại.
Nếu điều chỉnh giảm số lượng doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra thi loại bớt doanh nghiệp có rủi ro theo thứ tự từ thấp lên trong kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra. Trường hợp thực hiện phân tích đánh giá rủi ro lại sau khi cập nhật thông tin dữ liệu thì thực hiện điều chỉnh giảm các doanh nghiệp có rủi ro thấp theo kết quả phân tích đánh giá lại.
Trường hợp ca quan thuế điều chỉnh kế hoạch theo dữ liệu của năm cập nhật thì cơ quan thuế tiến hành thực hiện lại các bước phân tích, đánh giá rủi ro theo các bước nêu trên.
Ví dụ: Để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022 thì cuối năm 2021 cơ quan thuế phải lấy dữ liệu, hồ sơ khai thuế của năm 2020 để phân tích, đánh giá rủi ro. Như vậy, để đảm bảo dữ liệu cập nhật, lựa chọn đúng NNT có rủi ro của kỳ thanh tra, kiểm tra thi tại thời điểm điều chỉnh kế hoạch, cơ quan thuế sẽ thực hiện phân tích lại theo dữ liệu, hồ sơ khai thuế của năm 2021 và điều chỉnh lại kế hoạch.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế (Tổng cục Thuế; Cục Thuế; Chi cục Thuế) thực hiện theo Quy trình thanh tra thuế, Quy trình kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế.
Đỉều 7. Đánh giá việc áp dụng quản lỷ rủi ro trong công tác ỉập kế hoạch thanh tra, kiếm tra tại trụ sở ngưòi nộp thuế
1. Đối với Cục Thuế, Chi cục Thuế
Định kỳ hàng năm, cơ quan thuế cấp dưới thực hiện đánh giá việc áp dụng QLRR gửi về cơ quan thuế cấp trên. Nội dung đánh giá gồm:
+ Đánh giá việc thu thập, xử lý, cập nhật thông tin phục vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, đề xuất các biện pháp áp dụng QLRR hiệu quả.
+ Đánh giá hiệu quả của từng chỉ số tiêu chí theo Mầu số 11/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này.
+ Đánh giá việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế theo quy định tại Điều 6 Quy trình này và kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiếm tra thuế hàng năm.
+ Đánh giá các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT theo yêu cầu quản lý thuế và theo chỉ đạo của Lãnh đạo cơ quan quản lý thuế.
Thời hạn gửi báo cáo đánh giá:
+ Chi cục Thuế gửi báo cáo đánh giá về Cục Thuế trước ngày 15/01 hàng
năm.
+ Cục Thuế gửi báo cáo đánh giá của Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc về Tổng cục Thuế (Ban QLRR) trước ngày 31/01 hàng năm.
2. Đối với Tổng cục Thuế
Ban Quản lý rủi ro chủ trì phối hợp với Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế và các đơn vị liên quan thực hiện:
Định kỳ 6 tháng và 1 năm tổng hợp phân tích thông tin, đánh giá kết quả việc áp dụng QLRR trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc áp dụng QLRR trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro tại cơ quan thuế các cấp.
Trước ngày 28/02 hàng năm, tổng họp báo cáo đánh giá áp dụng QLRR trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT của toàn ngành thuế báo cáo Tổng cục.
Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Ban Quản lý rủi ro chủ trì phối hợp với Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo triển khai thực hiện quy trình này.
2. Lãnh đạo cơ quan Thuế các cấp chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện theo quy trình này; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình của các đơn vị thuộc quyền; thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo chế độ quy định đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoặc có các sai phạm trong việc thực hiện quy trình.
3. Trong quá trình tố chức, triến khai thực hiện nếu có vướng mắc, các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ánh, báo cáo kịp thời về Tống cục Thuế (qua Ban Quản lý rủi ro) để xem xét giải quyết./.
Phụ lục 01
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG NGHIỆP VỤ TRONG QUY TRÌNH ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ban hành Quyết định 991/2022/QĐ-TCT ngày 27/06/2022
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
1. Phương pháp phân ngưỡng xếp hạng mức độ rủi ro
Trên cơ sở tổng điểm rủi ro của các chỉ số tiêu chí từ cao xuống thấp, ứng dụng hỗ trợ tự động phân ngưỡng xếp hạng mức độ rủi ro theo phương pháp tứ phân vị với kết quả chia NNT làm 3 nhóm tương ứng với 3 hạng rủi ro là: rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp, cụ thể:
Từ giá trị xác định tứ phân vị thứ ba trở lên: Tương ứng với hạng rủi ro
cao;
Từ giá trị xác định tứ phân vị thứ hai đến trước giá trị xác định tứ phân vị thứ ba: Tương ứng với hạng rủi ro trung binh;
Từ giá trị xác định tứ phân vị thứ hai trở xuống: Tương ứng với hạng rủi ro thấp.
ứng dụng sẽ tổng hợp thông tin kết quả xếp hạng mức độ rủi ro đối với từng NNT (Mầu số 07/QTr-QLRR).
Lãnh đạo cơ quan thuế (có thế ủy quyền cho trưởng Bộ phận QLRR) thực hiện phê duyệt kết quả xếp hạng mức độ rủi ro của NNT theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp trên ứng dụng.
2. Phương pháp phân loại quy mô doanh nghiệp
Việc phân loại quy mô doanh nghiệp theo doanh thu được thực hiện bằng một trong các phương pháp sau:
- Phân loại quy mô doanh nghiệp theo tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động:
Cơ quan thuê thực hiện rà soát, xác định số doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng và phân loại quy mô doanh nghiệp theo tỷ lệ doanh thu như sau:
Ví dụ:
+ Từ 5% - < 10% Doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất xếp loại quy mô
lớn.
+ Từ 10% - < 20% Doanh nghiệp có doanh thu lớn tiếp theo xếp loại quy mô vừa.
+ Từ 20 - < 30% doanh nghiệp có doanh thu lớn tiếp theo xếp loại quy mô
nhỏ.
+ Các doanh nghiệp còn lại xếp loại quy mô rất nhỏ.
- Phân loại quy mô doanh nghiệp theo phương pháp sử dụng hàm tứ phân vị:
Cơ quan thuế thực hiện rà soát, xác định số doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng và phân loại quy mô doanh nghiệp bằng hàm tứ phân vị với kết quả chia doanh nghiệp làm 4 phần tương ứng với 4 mức quy mô là lớn, vừa, nhỏ và rất nhỏ, cụ thể:
+ Nhóm doanh nghiệp có doanh thu từ giá trị xác định tứ phân vị thứ ba trở lên xếp loại quy mô lớn.
+ Nhóm doanh nghiệp có doanh thu từ giá trị xác định tứ phân vị thứ hai đến giá trị xác định tứ phân vị thứ ba xếp loại quy mô vừa.
+ Nhóm doanh nghiệp có doanh thu từ giá trị xác định tứ phân vị thứ nhất đến giá trị xác định tứ phân vị thứ hai xếp loại quy mô nhỏ.
+ Nhóm doanh nghiệp có doanh thu dưới giá trị xác định tứ phân vị thứ nhất xếp loại quy mô rất nhỏ.
- Phân loại quy mô doanh nghiệp theo mức doanh thu tuyệt đối:
Cơ quan thuế thực hiện rà soát, xác định số doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng và phân loại quy mô doanh nghiệp theo mức doanh thu tuyệt đốiẾ Cụ thể, với mỗi loại quy mô sẽ được xác định tương ứng với một mức doanh thu cụ thể.
- Các phương pháp xếp loại quy mô doanh nghiệp khác.
Hàng nãm trước kỳ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, Tổng cục Thuế ban hành văn bản hướng dẫn Cục Thuế thực hiện phân loại quy mô doanh nghiệp theo doanh thu với 4 loại: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp rất nhỏ.
ứng dụng sẽ tong hợp kết quả xếp hạng rủi ro kết hợp quy mô doanh nghiệp của từng NNT (Mầu số 08/QTr-QLRR).
3. Phương pháp lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra
3.1. Sử dụng chức năng lập kế hoạch thanh tra trên ứng dụng quản lý rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra
Bộ phận thanh tra sử dụng chức năng lập kế hoạch thanh tra trên ứng dụng QLRR, ứng dụng tự động tính toán và thực hiện:
Phân loại quy mô doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng được phân loại quy mô theo doanh thu thành 1 trong 4 loại: Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp rất nhỏ.
Phân loại mức độ rủi ro doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng được phân loại mức độ rủi ro thành 1 trong 3 nhóm: Rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp.
Trên cơ sở kết quả phân loại quy mô, kết quả phân loại mức độ rủi ro và các tham số về ngưỡng quy mô, ngành nghề, sô lượng doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, ứng dụng tự động lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT năm theo nguyên tắc kết hựp giữa quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp cho phù hợp với công văn hướng dẫn lập kế hoạch hàng năm của Cục Thanh tra - Kiếm tra thuế và theo yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn của từng cơ quan thuế.
Ví dụ 1:
Giả định doanh nghiệp quy mô lớn chọn từ 60% đến 70% trên tổng số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra theo thứ tự chọn từ doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao xuống rủi ro thấp.
Giả định doanh nghiệp quy mô vừa chọn từ 20% đến 30% trên tổng số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra theo thứ tự chọn từ doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao xuống rủi ro thấp.
Giả định doanh nghiệp quy mô nhỏ chọn từ 10% đến 15% trên tổng số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra theo thứ tự chọn từ doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao xuống rủi ro thấp.
Giả định doanh nghiệp quy mô rất nhỏ chọn từ 0% đến dưới 5% trên tổng số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, chỉ chọn đưa vào kế hoạch thanh tra đối với doanh nghiệp rất nhỏ có mức độ rủi ro cao.
Ví dụ 2:
Lựa chọn lần 1: Lựa chọn hết doanh nghiệp quy mô lớn rủi ro cao; Lựa chọn hết doanh nghiệp quy mô vừa rủi ro cao; Lựa chọn tối đa 10% doanh nghiệp quy mô nhỏ và rất nhỏ rủi ro cao.
Lựa chọn lần 2: Lựa chọn hết doanh nghiệp quy mô lớn rủi ro trung bình; Lựa chọn hêt doanh nghiệp quy mô vừa rủi ro trung bình.
Lựa chọn lần 3: ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp quy mô lớn.
Ví dụ 3:
Lựa chọn theo tỷ lệ % doanh nghiệp rủi ro cao, trong đó ưu tiên lựa chọn quy mô lớn trở xuống.
Lựa chọn theo tỷ lệ % doanh nghiệp rủi ro trung bình, trong đó ưu tiên lựa chọn quy mô lớn trở xuống.
Lựa chọn theo tỷ lệ % doanh nghiệp rủi ro thấp, trong đó ưu tiên lựa chọn quy mô lớn trở xuống.
ứng dụng sẽ hỗ trợ việc Lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra theo tỷ lệ lựa chọn doanh nghiệp thuộc từng hạng rủi ro kết hợp với quy mô doanh nghiệp.
3.2. Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra
Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu với kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiêm tra khác. Khi lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra thuế phải đảm bảo tránh trùng lặp về đối tượng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm tính chất mức độ rủi ro của doanh nghiệp tới mức thấp hoặc có cơ sở cho ràng mức độ rủi ro của doanh nghiệp là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn doanh nghiệp đó vào kế hoạch thanh tra và lựa chọn doanh nghiệp kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch thanh tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi đó của mình.
Ke hoạch thanh tra được lập theo Mầu số 09/QTr-QLRR ban hành kèm theo Quy trình này. Sau khi lập kế hoạch lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duyệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.
Sau khi đã hoàn thành việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, các đơn vị tiếp tục sử dụng kết quả đánh giá rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra theo nguyên tắc kết hợp quy mô với mức độ rủi ro của doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra.
Ví dụ:
ứng dụng sẽ hỗ trợ việc lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiêm tra theo tỷ lệ lựa chọn doanh nghiệp thuộc từng hạng rủi ro kết hợp với quy mô doanh nghiệp.
Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra, cơ quan thuế thực hiện lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kiểm tra sau khi đã rà soát, đối chiếu tránh trùng lặp về đối tượng thanh tra, kiểm tra với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chưa lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch kiểm tra năm khi có thông tin tin cậy hoặc có cơ sở làm giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp tới mức thấp thì lựa chọn doanh nghiệp kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch kiểm tra năm như phần lập kế hoạch thanh tra.
Kế hoạch kiểm tra được lập theo Mầu số 10/QTr-QLRR ban hành kèm theo Quy trình này. Sau khi lập kế hoạch lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duyệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.
Phụ lục 2
BIỂU MẪU QUY TRÌNH ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ban hành Quyết định 991/2022/QĐ-TCT ngày 27/06/2022
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
TT |
Tên văn bản |
Mầu sổ |
Số trang |
1 |
Thông tin về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp |
01/QTr-QLRR |
01 |
2 |
Mầu biểu thu thập thông tin xử lý vi phạm liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán |
02/QTr- QLRR |
01 |
3 |
Danh sách các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng tính đến năm đánh giá |
03/QTr- QLRR |
01 |
4 |
Danh sách doanh nghiệp có nhập dữ liệu nhưng không đủ chỉ tiêu cân phân tích |
04/QTr- QLRR |
01 |
5 |
Danh sách giá trị dữ liệu có sự tăng giảm đột biển |
05/QTr- QLRR |
01 |
6 |
Danh sách giá trị dữ liệu có yếu to ngoại lai |
06/QTr- QLRR |
01 |
7 |
Ket quả xếp hạng rủi ro đối với từng Người nộp thue |
07/QTr- QLRR |
01 |
8 |
Kểt quả xếp hạng rủi ro kết hợp quy mô doanh nghiệp của từng Người nộp thuế |
08/QTr- QLRR |
01 |
9 |
Ke hoạch thanh tra |
09/QTr- QLRR |
01 |
10 |
Kể hoạch kiểm tra |
10/QTr- QLRR |
01 |
11 |
Báo cáo đánh giá hiệu quả của từng chỉ số tiêu chí theo mức độ rủi ro |
lí/QTr- QLRR |
01 |
THÔNG TIN VÈ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Năm phân tích:
STT |
Tên doanh nghiệp |
Mã số thuế |
Doanh nghiệp thuộc diện nộp BCTC có kiểm toán độc lập |
Báo cáo tài chính |
Ý kiến của kiểm toán độc lập |
Ghi chú |
|
||
Chưa nộp |
Nộp BCTC chưa được kiểm toán độc lập |
Ý kiến kiểm toán trái ngược |
Từ chổi đưa ra ý kiến |
Ý kiến ngoại trừ |
|
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN Cơ QUAN THUẾ CẤP TRÊN TÊN Cơ QUAN THUẾ CẤP DƯỚI
Mầu số 01/QTr-QLRR (Ban hành kèm (heo Quyết định so /QĐ-TCTngày tháng năm 2022 của Tong cục trưởng Tong cục Thuế)
TÊN Cơ QUAN THUẾ CẬP TRÊN TÊN CO QUAN THUÉ CẤP DƯỚI
Màu số 02/QTr-QLRR
MẢU BIỂU THU THẬP THÔNG TIN xử LÝ VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH Vực KÉ TOÁN, KIỂM TOÁN
Nàm phân tích:
STT |
Thông tỉn |
Ràng buộc |
Ghi chú |
1 |
So công văn |
Nhập số công văn do cơ quan chức năng gửi tới (nếu có). |
|
2 |
Mã đơn vị (Mã sô thuê DN) |
Nhập mã số thuế của doanh nghiệp bị xử lý vi phạm. |
|
3 |
Tên doanh nghiệp |
Tên doanh nghiệp được lấy từ hệ thống quản lý thông tin NNT của cơ quan thuế thông qua mã số thuế của doanh nghiệp. |
|
4 |
Số quyết định giấy |
Nhập số quyết định xử lý doanh nghiệp vi phạm do cơ quan chức năng xử lý. |
|
5 |
Ngày quyết định giấy |
Nhập ngày cơ quan chức năng ký ban hành quyêt định xử lý doanh nghiệp vi phạm. Định dạng: dd/mm/yyyỵ. |
|
6 |
Hình thức xử phạt |
Nhập hình thức xử phạt bằng cách cho lựa chọn từ danh mục hình thức xử phạt. |
|
7 |
Hành vi vi phạm |
Nhập hành vi vi phạm bằng cách cho lựa chọn từ danh mục hành vi vi phạm |
|
8 |
Sổ tiền xử lý vi phạm |
Nhập số tiền xử lý vi phạm |
|
{Ban hành kèm íheo Quyết định số /QĐ-TCT ngày tháng năm 2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
TÊN Cơ QUAN THƯÉ CẤP TRÊN TÊN Cơ QUAN THUÉ CẤP DƯỚI
Mau số 03/QTr-QLRR.
{Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày tháng năm 2022 của Tong cục trưởng Tống cục Thuế)
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG DƯỚI 12 THÁNG TÍNH ĐẾN NĂM ĐÁNH GIÁ
Năm phân tích:
STT |
Mã số thuế |
Tên NNT |
Địa bàn phân tích |
Phòng, bộ phận thực hiện phân tích |
Thời gian hoạt động |
Ngành nghề |
Loại hình kỉnh tế |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
8 i |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mau số 04/QTr-QLRR (Ban hành kèm theo Quyết định so /QĐ-TCT ngày (háng năm 2022 cùa Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
TÊN Cơ QUAN THUẾ CẤP TRÊN TÊN Cơ QUAN THUẾ CẤP DƯỚI
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP có NHẬP DỬ LIỆU NHƯNG KHÔNG ĐỦ CHỈ TIÊU CẰN PHÂN TÍCH
Năm phân tích:
Loại dữ liệu: Báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế....
STT |
Mã số thuế |
Tên NNT |
Địa bàn phân tích |
Phòng, bộ phận thực hiện |
Trạng thái hoạt động |
Ngành nghề |
Loại hình kinh tế |
Chỉ tiêu nhập thiếu |
|||
Chỉ tiêu 1 |
Chỉ tiêu 2 |
|
|
||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN Cơ QUAN THUẾ CẤP TRÊN TÊN Cơ QUAN THUẾ CẤP DƯỚI
Mầu Số 05/QTr-QLRR (Ban hành kèm theo Quyết định so /QĐ-TCT ngày thảng năm 2022 của Tong cục írirởng Tong cục Thuế)
DANH SÁCH GIÁ TRỊ DỮ LIỆU CÓ sự TĂNG GIẢM ĐỘT BIẾN
Năm phân tích:
Loại dữ liệu: Báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế....
STT |
Mã số thuế |
Tên NNT |
Địa bàn phân tích |
Phòng, bộ phận thực hiện |
Trạng thái hoạt động |
Ngành nghề |
Loại hình kỉnh tế |
Chỉ tiêu có sự tăng giảm đột bỉến |
|||
Chỉ tiêu 1 |
Chỉ tiêu 2 |
Chỉ tiêu 3 |
|
||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN Cơ QUAN THƯÉ CẤP TRÊN TÊN Cơ QUAN THUÉ CẤP DƯỚI
Mau số 06/QTr-QLRR (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày (háng năm 2022 của Tong cục trưởng Tong cục Thuế)
DANH SÁCH GIÁ TRỊ DỮ LIỆU CÓ YỂU Tố NGOẠI LAI
Năm phân tích:
Loại dữ liệu: Báo cáo tài chính, hồ S0 khai thuế.,..
STT |
Mã số thuế |
Tên NNT |
Địa bàn phân tích |
Phòng, bộ phận thực hiện |
Trạng thái hoạt động |
Ngành nghề |
Loại hỉnh kỉnh tế |
Chỉ tiêu có yếu tố ngoại lai |
|||
Chỉ tiêu 1 |
Chỉ tiêu 2 |
Chỉ tiêu 3 |
|
||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN Cơ QUAN THUÊ CẬP TRÊN TÊN Cơ QUAN THUÊ CÂP DƯỚI
Mầu số 07/QTr-QLRR (Ban hành kèm theo Quyết định so /QĐ-TCTngày thảng năm 2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thue)
KẾT QUẢ XÉP HẠNG RỦI RO ĐỐI VỚI TỪNG NGƯỜI Nộp THUẾ
Năm phân tích:
(Bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp được phân tích; sắp xếp theo thứ tự điểm số từ cao xuống thấp)
STT |
Mã sổ thuế |
Tên NNT |
Địa bàn phân tích |
Trạng thái hoạt động |
Ngành * 1 câp 1 |
Ngành k. A câp2 |
Ngành cap3 |
Loại hình kinh tế |
Điểm rủi ro |
Tổng điểm |
xếp hạng rủi ro |
|||
Chỉ sô 1 |
Chỉ sô 2 |
Chỉ sô 3 |
... |
|
|
|||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN Cơ QUAN THUÊ CẤP TRÊN TÊN CO QUAN THUÉ CẤP DƯỚI
Mầu số 08/QTr-QLRR {Ban hành kèm theo Quyết định so /QĐ-TCTngày tháng năm 2022 của Tong cục trưởng Tổng cục Thuế)
KÉT QUẢ XẾP LOẠI RỦI RO KÉT HỢP QUY MÔ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI TỪNG NGƯỜI Nộp THUÉ
Năm phân tích:
(Bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp được phân tích; sắp xếp theo thứ tự điểm số từ cao xuống thấp kết hợp quy mô)
STT |
Mã số thuế |
Tên NNT |
Trạng thái hoạt động |
Ngành cấp 1 |
Ngành cấp 2 |
Ngành cấp 3 |
Loại hình kinh tế |
Tổng điểm |
Hạng rủi ro |
Quy mô |
I |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN Cơ QUAN THƯÉ CẮP TRÊN TÊN Cơ QUAN THUÉ CẤP DƯỚI
Mầu số 09/QTr-QLRR {Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày thảng nãm 2022 của Tông cục trưởng Tổng cục Thuế)
KỂ HOẠCH THANH TRA
Năm phân í ích:
Năm lập kế hoạch:
STT |
Mã sé thuế |
Tên NNT |
Trạng thái hoạt động |
Ngành ĩ 1 cap 1 |
Ngành cấp 2 |
Ngành câp 3 |
Loại hình kinh tế |
Tổng điểm |
xếp loại rủi ro |
Quy mô |
|
I |
Do ứng dụng lựa chọn |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Do lựa chọn ngâu nhiên |
||||||||||
] |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN Cơ QUAN THƯÉ CẤP TRÊN TÊN CO QUAN THUÉ CẤP DƯỚI
Mẩu số 10/QTr-QLRR (Ban hành kèm theo Quyết định so /QĐ-TCT ngày tháng năm 2022 của Tông cục trưởng Tong cục Thuế)
KỂ HOẠCH KIẺM TRA
Năm phân tích:
Năm lập kế hoạch:
STT |
Mã số thuế |
Tên NNT |
Trạng tháỉ hoạt động |
Ngành cấp 1 |
Ngành cấp 2 |
Ngành cap 3 |
Loại hình kình tế |
Tổng điểm |
xếp loại rủi ro |
Quy mô |
I |
Do ứng dụng lựa chọn |
|||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Do lựa chọn ngâu nhiên |
|||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẩu số 11/QTr-QLRR {Ban hành kèm theo Quyết định so /QĐ-TCT ngày tháng năm 2022 của Tổng cục trưởng Tông cục Thue)
TÊN Cơ QUAN THUẾ CẤP TRỂN TÊN Cơ QUAN THUÉ CÁP DƯỚI
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TỪNG CHỈ SỐ TIÊU CHÍ THEO MỨC Độ RỦI RO
Năm phân tích: (Bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp được phân tích)
STT |
Mã số thuế |
Tên NNT được thanh tra, kiểm tra |
Chỉ số 1 |
Chỉ số 2 |
Chỉ số 3 |
Chỉ số... |
|
|
Chỉ số... |
||||
Mức độ rủi ro cao của Chỉ số 1 |
Tổng sổ thuế truy thu, truy hoàn tại DN |
Mức độ rủi ro cao của Chỉ số 2 |
Tổng số thuế truy thu, truy hoàn tại DN* |
Mức độ rủi ro cao của Chỉ số 3 |
Tổng số thuế truy thư, truy hoàn tại DN |
Mức độ rủi ro cao của Chỉ số 4 |
Tổng số thuế truy thu, truy hoàn tại dn' |
|
Mức độ rủi ro cao của Chỉ sốN |
Tổng số thuế truy thu, truy hoàn tại DN |
|||
] |
|
|
X |
5 tỷ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
X |
10 tỷ |
X |
10 tỷ |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
- |
- |
X |
1 tỷ |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
X |
3 tỷ |
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
- |
- |
X |
1,5 tỷ |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
- |
- |
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
50 lần |
50 tỷ |
30 lần |
55 tỷ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiệu quả của chỉ số tiêu chí (Tổng số truy thu, truy hoàn/Số lần xuất hiện RR cao) |
|
1 tỷ/lần |
|
1,83 tỷ/lần |
|
|
|
|
|
|
|