Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Trong Quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Điểm số rủi ro: là số điểm cụ thể được gắn với từng chỉ số tiêu chí theo mức độ rủi ro của chỉ số tiêu chí đó và trên cơ sở thang điểm rủi ro.
Trọng số: là hệ số theo tiêu chí, được sử dụng để đánh giá mức độ trọng yếu của tiêu chí đối với kết quả đánh giá xếp hạng rủi ro của người nộp thuế.
Ứng dụng quản lý rủi ro: là ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc kết nối, tiếp nhận thông tin từ các nguồn dữ liệu liên quan trong và ngoài cơ quan thuế, điện tử hóa các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên bộ tiêu chí, chỉ số được ban hành để phân tích, đánh giá tuân thủ, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế.
Năm đánh giá (Năm phân tích dữ liệu): là năm chọn các thông tin dữ liệu để thực hiện phân tích đánh giá rủi ro thông tin người nộp thuế.
Thời điểm đánh giá: là thời điểm thực hiện phân tích thông tin đánh giá rủi ro người nộp thuế.
Năm kế hoạch: là năm kế hoạch được lập ra để thực hiện thanh tra, kiểm tra.
Hồ sơ thuế: là cụm từ dùng để chỉ tờ khai thuế (tháng, quý, năm, quyết toán và từng lần phát sinh) và các tài liệu khác liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp (phụ lục, báo cáo tài chính) do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Cơ quan Thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi Cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực).
Biên độ lựa chọn: là tỷ lệ phần trăm (%) số doanh nghiệp nằm trong danh sách lựa chọn để lọc ra được những doanh nghiệp đưa vào danh sách doanh nghiệp dự kiến thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo kế hoạch hàng năm.
Phòng lập kế hoạch trên ứng dụng quản lý rủi ro: là danh sách các doanh nghiệp được đưa vào một phòng lập kế hoạch trên ứng dụng để lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch. Các doanh nghiệp được đưa vào từng phòng lập kế hoạch là những doanh nghiệp thuộc bộ phận thanh tra, kiểm tra được giao quản lý theo thực tế, hoặc là tập hợp các doanh nghiệp theo từng chuyên đề thanh tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu quản lý tại cơ quan thuế.
2. Bộ phận tại cơ quan thuế các cấp tham gia vào quy trình:
Bộ phận quản lý rủi ro: Ban Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Thuế. Đối với Cục Thuế và Chi cục Thuế chưa có đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro phải chỉ định một bộ phận kiếm tra, thanh tra làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro để lập kế hoạch tại Cục Thuế, Chi cục Thuế.
Bộ phận Kẽ khai và Kế toán thuế: Vụ Kê khai và Kế toán thuế thuộc Tổng cục Thuế; Phòng Kê khai và Kế toán thuế thuộc Cục Thuế; bộ phận Kê khai và Kế toán thuế thuộc Chi cục Thuế.
Bộ phận Thanh tra, kiểm tra thuế: là bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế; thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở ngườỉ nộp thuế, bao gồm: Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, các phòng có chức năng thanh tra, kiếm tra thuộc Cục Thuế Doanh nghiệp lớn; Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh cá nhân thuộc Tống cục Thuế; Phòng thanh tra, kiểm tra thuế thuộc Cục Thuế; Phòng/Đội thanh tra, kiểm tra thuộc Chi cục Thuế.
Bộ phận Tin học: Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế; Phòng Công nghệ thông tin thuộc Cục Thuế; bộ phận ỉàm công tác Tin học thuộc Chi cục Thuế.
3. Các chữ viết tắt trong Quy trình
Quản lý rủi ro viết tắt là QLRR.
Báo cáo tài chính viết tắt là BCTC.
Người nộp thuế viết tắt là NNT.
Trung bình ngành viết tắt là TBN.