Điều 5. Sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tạỉ trụ sở người nộp thuế
Ban Quản lý rủi ro và Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế sử dụng các chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro do Tổng cục Thuế ban hành đưa vào ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng QLRR để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT như sau:
1. Nguyên tắc sử dụng, bổ sung chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro.
Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT ban hành theo Quyết định của Tổng cục trường Tổng cục Thuế. Bộ chỉ số tiêu chí gồm nhóm chỉ số tiêu chí tĩnh và nhóm chỉ số tiêu chí tham khảo. Trong đó:
+ Nhóm chỉ số tiêu chí tĩnh được áp dụng thống nhất tại cơ quan thuế các cấp trên toàn quốc. Cơ quan thuế bắt buộc phải sử dụng các chỉ số tiêu chí này để thực hiện đánh giá trên phạm vi dữ liệu của cơ quan thuế. Các chỉ số tiêu chí này cơ quan thuế không được phép thay đổi.
+ Nhóm chỉ số tiêu chí tham khảo là nhóm chỉ số tiêu chí mà cơ quan thue có thể lựa chọn, bổ sung vào Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT cho phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương.
Khi Tổng cục ban hành Bộ chỉ số tiêu chí mới, việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT sẽ áp dụng theo Bộ chỉ số tiêu chí mới.
Trong trường hợp càn thiết, để phù hợp với thực tế công tác quản lý thuế tại địa phương, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đề nghị Tổng cục Thuế ban hành sửa đổi, bổ sung tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; cơ sở lập tiêu chí, chỉ số; công thức tính; điểm số; trọng số của từng tiêu chí, chỉ số. Văn bản đề nghị của Cục Thuế gửi về Tổng cục Thuế (Ban Quản lý rủi ro) chậm nhất trước ngày 30/6 hàng năm.
Ban Quản lý rủi ro chủ trì phối hợp với các Vụ/đan vị, Cục Thuế nghiên cứu xây dựng chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro trình Tổng cục ban hành theo thẩm quyền; định kỳ hàng năm tố chức rà soát đánh giá kiến nghị sửa đổi bổ sung Bộ chỉ số tiêu chí rủi ro đảm bảo phù họp với quy định pháp ỉuật và thực tiễn công tác quản lý thuế. Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế có trách nhiệm đưa các chỉ số tiêu chí do Tổng cục Thuế ban hành vào ứng dụng QLRR, hoàn thành trước ngày 30/9 hàng năm.
2. Xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro ỉập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm xây dựng bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.
Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp phân công một bộ phận thanh tra, kiểm tra hoặc một nhóm cán bộ thanh tra, kiểm tra có kinh nghiệm trong việc phân tích thông tin rủi ro của NNT thực hiện việc xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của NNT chậm nhất là vào ngày 31/10 hàng năm.
2.1. Thử nghiệm Bộ chỉ số tiêu chí
Căn cứ vào các chỉ số tiêu chí tĩnh và các chỉ số tiêu chí tham khảo, bộ phận QLRR thực hiện đánh giá thử nghiệm các Bộ chỉ số tiêu chí trên phạm vi dữ liệu của đơn vị. Các đơn vị có thể xây dựng nhiều Bộ chỉ số tiêu chí thử nghiệm phù hợp với tình hình thực tế.
Bộ phận QLRR có thể tiến hành thử nghiệm độc lập bổ sung theo kinh nghiệm quản lý thực tiễn tại địa phương nhóm chỉ số tiêu chí do Tổng cục Thuế ban hành sau đó sẽ cùng tống hợp kết quả và đánh giá độ chính xác của bộ chỉ số tiêu chí thử nghiệm đã được thiết lập bằng cách so sánh kết quả và xác định tần suất xuất hiện của những mã số thuế tại các vùng được phân định theo kết quả thử nghiệm gồm vùng rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp.
Việc thử nghiệm Bộ chỉ số tiêu chí được thực hiện với 3 bước chính gồm: xác định các chỉ số tiêu chí được đưa vào thử nghiệm, xác định điểm cho từng chỉ số tiêu chí và xác định trọng số cho từng chỉ số tiêu chí.
Bộ phận QLRR sau khi thử nghiệm đưa ra đánh giá về từng Bộ chỉ số tiêu chí đã thử nghiệm, lựa chọn Bộ chỉ số tiêu chí dự kiến đưa vào làm Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá chính thức để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt theo quy định tại mục 2.2 dưới đây.
2.2. Xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí chính thức và phê duyệt
Bộ chỉ số tiêu chí chính thức bao gồm nhóm chỉ số tiêu chí tĩnh và nhóm chỉ số tiêu chí tham khảo (nếu có) được sử dụng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo phân tích rủi ro phải được áp dụng trên cơ sở Bộ chỉ số tiêu chí chính thức được Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt và thực hiện trên ứng dụng QLRR.
Lãnh đạo cơ quan thuế có trách nhiệm phê duyệt các bước công việc bao gồm: phê duyệt các chỉ số tiêu chí, trọng số của các chỉ số tiêu chí bổ sung thêm (nếu có) trong nhóm chỉ số tiêu chí của Tổng cục Thuế ban hành, phê duyệt kết quả phân tích sau khi áp dụng Bộ chỉ sô tiêu chí chính thức.
3. Phân phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR
Tùy thuộc vào quy mô và đặc thù của từng cơ quan thuế để lựa chọn hình thức phân phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR cho phù hợp:
Cơ quan thuế có thể lập một phòng lập kế hoạch hoặc lập nhiều phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR cho cả cơ quan thuế. Trường hợp lập nhiều phòng lập kế hoạch thì số phòng lập kế hoạch và số doanh nghiệp trong từng phòng lập kế hoạch sẽ tương ứng với số đơn vị (Cục/Vụ/phòng/đội) thanh tra, kiểm tra hiện có và số doanh nghiệp mà đơn vị (Cục/Vụ/phòng/đội) đang quản lý thực tế tại cơ quan thuế.
Riêng đối với việc lập kế hoạch thanh tra của Cục Thuế, việc phân phòng lập kể hoạch không vượt quá tổng số lượng phòng thanh tra - kiểm tra (không bao gồm số phòng lập kế hoạch theo chuyên đề) của Cục Thuế và số Chi cục Thuế trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố.
Trường hợp cơ quan thuế thực hiện lập kế hoạch theo chuyên đề có thể tổng hợp các doanh nghiệp theo chuyên đề vào một phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR. Các doanh nghiệp này sẽ loại trừ tại các phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR nêu trên.
Cơ quan thuế thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo phân tích rủi ro đối với các phòng lập kế hoạch ưên ứng dụng QLRR.
Ví dụ: Cục Thuế A có 07 phòng thanh tra - kiểm tra. Khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, Cục Thuế A có thể phân phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR như sau:
+ Cách 1: Lập 01 phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR cho cả Cục
Thuế.
+ Cách 2: Lập 07 phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR tương ứng với 07 phòng thanh tra - kiểm tra trên thực tế. số doanh nghiệp nằm trong các phòng lập kế hoạch này tương ứng với số doanh nghiệp mà thực tế phòng thanh tra - kiểm tra đó đang quản lý.
Trường hợp trong năm lập kế hoạch có 02 chuyên đề lập kế hoạch từ đầu năm thi Cục Thuê A có thê bô sung thêm 02 phòng lập kế hoạch theo chuyên đề trên ứng dụng QLRR với các doanh nghiệp đưa vào phân tích rủi ro thỏa mãn theo điều kiện của chuyên đề đó.
+ Cách 3: Lập tối đa 13 phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR tương ứng với 07 phòng thanh tra - kiểm tra của Cục Thuế trên thực tế và 06 Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế đó quản lý. số doanh nghiệp nằm trong các phòng lập kế hoạch này tương ứng với số doanh nghiệp mà thực tế phòng thanh tra - kiểm tra, Chi cục Thuế đó đang quản ỉý.
4. Phân loại quy mô doanh nghiệp
Đe phục vụ công tác điều hành thanh tra, kiểm tra thuế và định hướng công tác quản lý theo từng loại hình, quy mô doanh nghiệp, hàng năm trước kỳ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, Bộ phận QLRR tại cơ quan thuế các cấp sử dụng ứng dụng QLRR để phân loại quy mô doanh nghiệp. Mỗi cơ quan thuế tùy vào thực tế công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp để phân ngưỡng quy mô doanh nghiệp trên cơ sở phân ngưỡng doanh thu phục vụ xếp loại quy mô doanh nghiệp theo các mức khác nhau. Trên cơ sở đó, ứng dụng QLRR tự động phân loại doanh nghiệp thành 04 nhóm: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp rất nhỏ.
Việc thực hiện phân loại quy mô doanh nghiệp không phải là một tiêu chí đế thực hiện đánh giá rủi ro, mà là điều kiện bắt buộc được sử dụng để phân loại doanh nghiệp phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT. Phương pháp phân loại quy mô doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy trình này với một số phương pháp chủ yếu sau:
Phân loại quy mô doanh nghiệp theo tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động.
Phân loại quy mô doanh nghiệp theo phương pháp sử dụng hàm tứ phân
vịẽ
Phân loại quy mô doanh nghiệp theo mức doanh thu tuyệt đối.
Cơ quan thuế thực hiện một trong ba phương pháp phân loại quy mô doanh nghiệp nêu trên. Tùy thuộc yêu cầu nhiệm vụ và lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế chủ động lựa chọn phương pháp phân loại quy mô doanh nghiệp, ngưỡng quy mô doanh nghiệp để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuộc loại doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.
Khi đã xác định được phương pháp phân loại và ngưỡng quy mô doanh nghiệp, Bộ phận QLRR có trách nhiệm trình Lãnh đạo phê duyệt để sử dụng tại đơn vị trong năm phân tích.
Bộ phận QLRR sử dụng chức năng “Thiết lập ngưỡng quy mô” trên ứng dụng phân tích rủi ro để phân loại quy mô doanh nghiệp theo từng “Phòng lập kê hoạch trên ứng dụng”.
Để giúp cho công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra được thuận lợi phù hợp với yêu cầu công tác quản lý của đơn vị, ứng dụng QLRR hỗ trợ việc lựa chọn doanh nghiệp kết hợp giữa kết quả tính điểm rủi ro và quy mô doanh nghiệp theo hướng ưu tiên doanh nghiệp có mức rủi ro từ cao đến thấp tương ứng với từng ngưỡng quy mô.
5. Đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro doanh nghiệp
Để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế bằng phần mềm ứng dụng QLRR, Bộ phận ỌLRR sử dụng ứng dụng QLRR đê đánh giá xêp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp, ứng dụng QLRR tự động đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp theo 3 hạng rủi ro là: rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp.
Kết quả xếp hạng mức độ rủi ro doanh nghiệp được tổng hợp theo Mầu số 07/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này.
Sau khi ứng dụng tự động tổng hợp kết quả xếp hạng rủi ro kết hợp quy mô doanh nghiệp đối với từng NNT, Bộ phận QLRR rà soát và trình Lãnh đạo Cục Thuế/Chi cục Thuế (có thể ủy quyền cho trưởng Bộ phận QLRR) thực hiện phê duyệt kết quả xếp hạng mức độ rủi ro kết họp với quy mô doanh nghiệp trên ứng dụng.
(Phương pháp đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy trình này).
Trên cơ sở kết quả thực hiện, ứng dụng tự động tổng họp kết quả xếp hạng rủi ro kết hợp quy mô doanh nghiệp đối với từng NNT (Mầu số 08/QTr- QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).