Điều 6. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
1. Thiết lập các tham số trên ứng dụng để thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý thuế; hướng dẫn, định hướng của cơ quan cấp trên; kết quả xếp hạng rủi ro kết hợp quy mô doanh nghiệp và nguồn lực cán bộ thanh tra, kiểm tra của đơn vị, Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế xác định các tham số về số lượng, biên độ, tỷ lệ lựa chọn, ngành nghề, lĩnh vực cần thanh tra, kiểm tra, giá trị TBN và các tham số khác theo yêu cầu quản lý. Trong đó:
Số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra gồm số doanh nghiệp được lựa chọn qua phân tích đánh giá xếp hạng rủi ro và sô doanh nghiệp cơ quan thuế chọn qua thực tế công tác quản lý thuế, trong đó:
+ Số doanh nghiệp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro không dưới 90% số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiếm tra theo kế hoạch hàng năm.
+ Số doanh nghiệp được lựa chọn qua thực tế công tác quản lý thuế, hoặc được lựa chọn ngẫu nhiên (do ứng dụng QLRR chạy) không quá tỷ lệ 10% số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.
Bộ phận thanh tra, kiểm tra khi phân tích và tiếp nhận các thông tin do thu thập từ bên ngoài (dữ liệu thu thập từ các cơ quan thuộc ngành Tài chính, dữ liệu của các cơ quan khác có liên quan, thông tin từ đơn thư tố cáo trốn thuế gian lận thuế,...), xác định Danh sách doanh nghiệp có rủi ro trình Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt. Trên cơ sở Danh sách doanh nghiệp có rủi ro đã được Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt, Bộ phận thanh tra, kiểm tra chuyển Bộ phận QLRR nhập vào ứng dụng QLRR để đưa trực tiếp Danh sách doanh nghiệp này vào Danh sách các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.
ứng dụng QLRR có hỗ trợ chức năng lựa chọn ngẫu nhiên. Bộ phận QLRR được phân quyền lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế có thể sử dụng chức năng này để lựa chọn ngẫu nhiên doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Số lượng doanh nghiệp lựa chọn vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo Danh sách lựa chọn ngẫu nhiên và từ nguồn thông tin thu thập bên ngoài không quá tỷ lệ 10% số ỉượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.
ứng dụng QLRR hỗ trợ xác định giá trị TBN theo ba phương pháp. Cơ quan thuế tùy theo yêu cầu quản lý và thực tế tại địa phương để lựa chọn phương pháp xác định giá trị TBN cho phù hợp, cụ thể:
+ Giá trị TBN toàn quốc: là giá trị TBN được xác định đối với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trên phạm vi doanh nghiệp cả nước.
+ Giá trị TBN theo địa bàn tỉnh/thành phố: là giá trị TBN được xác định đối với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trên phạm vi doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh/thành phố quản ỉý.
+ Giá trị TBN theo địa bàn quận/huyện: là giá trị TBN được xác định đối với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trên phạm vi doanh nghiệp thuộc địa bàn quận/huyện quản lý.
Các tham số về số lượng, biên độ, tỷ lệ lựa chọn, ngành nghề, lĩnh vực cần thanh tra, kiểm tra và các tham số khác theo yêu cầu quản lý được nhập vào ứng dụng để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
2. Lập kế hoạch thanh tra thuế
2.1. Sử dụng chức năng lập kế hoạch thanh tra trên ứng dụng quản lý rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra
Trên cơ sở kết quả phân loại quy mô, kết quả phân loại mức độ rủi ro và các tham số về số lượng, biên độ, tỷ lệ lựa chọn, ngành nghề và các tham số khác theo yêu cầu quản lý, Bộ phận thanh tra thuế sử dụng chức năng lập kế hoạch thanh tra trên ứng dụng QLRR để ỉựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra.
ứng dụng tự động lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT năm theo nguyên tắc kết hợp giữa quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
Phương pháp lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy trình này.
2.2. Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra
Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu với kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra khác. Khi lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra thuế phải đảm bảo tránh trùng lặp về đối tượng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm tính chất mức độ rủi ro của doanh nghiệp tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của doanh nghiệp là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn doanh nghiệp đó vào kế hoạch thanh tra và ỉựa chọn doanh nghiệp kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch thanh tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi đó của mình.
Kế hoạch thanh tra được lập theo Mầu số 09/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này. Sau khi lập kế hoạch, lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duýệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra của cơ quan Thuế (Tổng cục Thuế; Cục Thuể) được thực hiện theo Quy trình thanh tra thuế của Tổng cục Thuế.
3. Lập kế hoạch kiểm tra thuế
3.1. Lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra
Sau khi đã hoàn thành việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, các đơn vị tiếp tục sử dụng kết quả đánh giá rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra theo nguyên tắc kết hợp quy mô với mức độ rủi ro của doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra.
Phương pháp lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kể hoạch kiểm tra được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy trình này.
3.2. Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kiểm tra
Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra, cơ quan thuế thực hiện lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kiếm tra sau khi đã rà soát, đối chiếu tránh trùng lặp về đối tượng thanh tra, kiếm tra với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiếm tra khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chưa lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch kiểm tra năm khi có thông tin tin cậy hoặc có cơ sở làm giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp tới mức thấp thì lựa chọn doanh nghiệp kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch kiểm tra năm như phần lập kế hoạch thanh tra.
Kế hoạch kiểm tra được lập theo Mầu số 10/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này. Sau khi lập kế hoạch, lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duyệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.
Việc lập và phê duyệt kế hoạch kiếm tra được thực hiện theo quy trình kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế.
Đối với doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng, được phân tích, đánh giá xếp hạng rủi ro theo Bộ tiêu chí và chỉ số Phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn. Trường hợp phát hiện có rủi ro cao cần thiết phải thanh tra, kiểm tra thì cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp bổ sung vào kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định.
4. Lập ké hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề
Việc lập kế hoạch thanh tra, kiếm tra theo chuyên đề được thực hiện theo Bộ chỉ số tiêu chí phân tích rủi ro thống nhất sử dụng để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra từ đầu năm hoặc thực hiện theo Bộ chỉ số tiêu chí xây dựng riêng cho từng chuyên đề.
Trường hợp cơ quan thuế sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí duy nhất để lập kế hoạch và không lập phòng lập kế hoạch theo chuyên đề trên ứng dụng thì sau khi đã lựa chọn đủ số doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra dựa trên phân tích rủi ro từ đầu năm, căn cứ vào kểt quả phân tích rủi ro còn lại, cơ quan thuế lựa chọn doanh nghiệp theo chuyên đề cho phù hợp. Nếu cơ quan thuế tổng hợp các doanh nghiệp theo chuyên đề vào một phòng lập kế hoạch trên ứng dụng QLRR thì việc lựa chọn các doanh nghiệp theo chuyên đề vào kế hoạch thanh tra, kiếm tra kết hợp giữa tong điếm rủi ro và quy mô doanh nghiệp được thực hiện như các phòng lập kế hoạch khác trên ứng dụng.
Trường hợp cơ quan thuế sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí xây dựng riêng cho từng chuyên đề thì cơ quan thuế lựa chọn doanh nghiệp theo chuyên đề vào kế hoạch theo yêu cầu quản lý dựa trên tổng điểm rủi ro hoặc có thể dựa trên việc kết hợp giữa tổng điểm rủi ro và quy mô doanh nghiệp. Cục Thuế có thể lựa chọn một số chỉ số tiêu chí theo Bộ chỉ số tiêu chí do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành để chạy phân tích rủi ro trên ứng dụng QLRR hoặc lựa chọn chỉ số tiêu chí khác theo yêu cầu quản lý để phân tích rủi ro, lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro cao.
5. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra
Việc điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc:
Neu điều chỉnh bổ sung (bao gồm bổ sung mớỉ, bổ sung để thay thế, ế..) doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì bổ sung tiếp những doanh nghiệp có rủi ro về thuế từ cao xuống thấp theo danh sách đã lập khi xây dựng kế hoạch đầu năm, trong năm. Trường hợp thực hiện phân tích đánh giá rủi ro lại sau khi cập nhật thông tin dữ liệu thì thực hiện bổ sung các doanh nghiệp có rủi ro cao theo kết quả phân tích đánh giá lại.
Nếu điều chỉnh giảm số lượng doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra thi loại bớt doanh nghiệp có rủi ro theo thứ tự từ thấp lên trong kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra. Trường hợp thực hiện phân tích đánh giá rủi ro lại sau khi cập nhật thông tin dữ liệu thì thực hiện điều chỉnh giảm các doanh nghiệp có rủi ro thấp theo kết quả phân tích đánh giá lại.
Trường hợp ca quan thuế điều chỉnh kế hoạch theo dữ liệu của năm cập nhật thì cơ quan thuế tiến hành thực hiện lại các bước phân tích, đánh giá rủi ro theo các bước nêu trên.
Ví dụ: Để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022 thì cuối năm 2021 cơ quan thuế phải lấy dữ liệu, hồ sơ khai thuế của năm 2020 để phân tích, đánh giá rủi ro. Như vậy, để đảm bảo dữ liệu cập nhật, lựa chọn đúng NNT có rủi ro của kỳ thanh tra, kiểm tra thi tại thời điểm điều chỉnh kế hoạch, cơ quan thuế sẽ thực hiện phân tích lại theo dữ liệu, hồ sơ khai thuế của năm 2021 và điều chỉnh lại kế hoạch.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế (Tổng cục Thuế; Cục Thuế; Chi cục Thuế) thực hiện theo Quy trình thanh tra thuế, Quy trình kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế.