Điều 4. Thu thập, xử lý thông tin
Trước khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế phải thực hiện thu thập, cập nhật và xử lý thông tin để phục vụ cho việc lập kế hoạch.
1. Thu thập thông tin về người nộp thuế từ cơ sở dữ liệu ngành thuế
Hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp, đãng ký thuế;
Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế;
Thông tin trên BCTC doanh nghiệp;
Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của NNT;
Thông tin về thanh tra, kiểm tra NNT;
Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về hóa đơn;
Các thông tin khác có liên quan.
Định kỳ ứng dụng QLRR sẽ cập nhật thông tin về NNT từ cơ sở dữ liệu ngành thuế vào ngày 15/4, 30/6 và 30/9 hàng năm và các thời điểm khác theo yêu cẩu quản lý đe phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo tính kịp thời, đây đủ, chính xác so với thông tin gốc từ cơ sở dữ liệu tại các ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế.
2. Thu thập, xử lý, cập nhật thông tin dữ liệu về người nộp thuế từ các nguồn thông tin bên ngoài
Những thông tin thu thập được bên ngoài hệ thống ngành thuế có thể là căn cứ xem xét đưa NNT vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra nếu xét thấy NNT thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế. Các nguồn thu thập thông tin ngoài hệ thông ngành thuê bao gôm:
Cơ sở dữ ỉiệu thông tin về NNT của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra tài chính, ủy ban chứng khoán, Cục quản lý giá,...
Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan:
+ Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội,...
+ Thông tin từ các cơ quan quản lý thuộc Bộ, Ngành, Hiệp hội ngành nghề kinh doanh,...
+ Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí; thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế,...
+ Thông tin từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốc tếể
+ Các nguồn thông tin chính thức khác theo quy định của pháp luậtắ
3. Thu thập, xử lý, cập nhật thông tin, dữ liệu chưa được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế
Các thông tin, dữ liệu phục vụ cho các tiêu chí, chỉ số đánh giá rủi ro chưa được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế, các bộ phận liên quan được giao thực hiện thu thập, xử lý và cập nhật vào ứng dụng QLRR. Cụ thể:
Đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp phải nộp BCTC đã được kiểm toán độc lập, các bộ phận chức năng có trách nhiệm thu thập, xử lý, cập nhật như sau:
+ Trước thời hạn nộp BCTC theo quy định, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát, xác định, cập nhật danh sách các doanh nghiệp phải nộp BCTC có kiểm toán theo Mau 01/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trinh này và trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt. Các trường hợp phải nộp BCTC có kiểm toán thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán và kiểm toán độc lập.
+ Trường hợp doanh nghiệp không nộp BCTC được kiểm toán theo quy định, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế có trách nhiệm rà soát, đôn đốc và lập Thông báo đề nghị doanh nghiệp nộp BCTC được kiểm toán.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được BCTC của doanh nghiệp đã được kiểm toán, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế có trách nhiệm đối chiếu với BCTC đã được kiểm toán đế phân loại và nhập ý kiến kiếm toán độc lập đối với BCTC doanh nghiệp vào ứng dụng Báo cáo tài chính theo các trường hợp sau: ý kiến kiểm toán trái ngược; từ chối đưa ra ý kiến; ý kiến ngoại trừ; ý kiến chấp nhận toàn bộ.
Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về: thuế; kế toán; kiểm toán; thống kê; tài chính doanh nghiệp; vi phạm pháp luật kinh tế, dân sự, hình sự (sau đây gọi là thông tin xử lý vi phạm):
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin xử lý vi phạm do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xử lý vi phạm liên quan chuyển đến, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế có trách nhiệm rà soát và nhập thông tin, dữ liệu vào ứng dụng QLRR (Mau số 02/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).
Cập nhật ngành nghề kinh doanh chính:
Để việc đánh giá rủi ro đảm bảo mức độ tin cậy, đề nghị bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra nếu có thông tin thay đổi ngành nghề kinh doanh chính thì chuyển thông tin thay đổi ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp cho bộ phận QLRR cập nhật vào ứng dụng QLRR trước ngày 15/4, 30/6 và trước ngày 30/9 hàng năm phục vụ cho công tác phân tích rủi ro, tính giá trị TBN.
Cập nhật ngành nghề có rủi ro: trước thời điểm phân tích rủi ro, bộ phận QLRR trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt danh sách ngành nghề có rủi ro/ngành nghề cần tập trung thanh tra, kiểm tra để cập nhật vào ứng dụng QLRRỆ
4. Đánh giá dữ liệu
Trước khi tiến hành sử dụng các dữ liệu thu thập đế phân tích thông tin, Bộ phận QLRR tại cơ quan thuế thực hiện kiểm tra các nguồn dữ liệu đã được cập nhật trên ứng dụng đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Dữ liệu thực hiện rà soát là các chỉ tiêu dữ liệu liên quan đến Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro chính thức đã được thiết lập.
Công chức thuế được phân công đánh giá dữ liệu sử dụng chức năng rà soát dữ liệu tại ứng dụng QLRR để rà soát dữ liệu trước khi đánh giá rủi ro. Chức năng sẽ tự động đưa ra các danh sách:
Danh sách các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng tính đến năm đánh giá (Mau số 03/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này), ứng dụng QLRR loại bỏ danh sách các doanh nghiệp mới hoạt động, không đưa vào đánh giá đế lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Danh sách doanh nghiệp có nhập dữ liệu nhưng không đủ chỉ tiêu cần phân tích (Mau số 04/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).
Danh sách giá trị dữ liệu có sự tăng giảm đột biến: là danh sách NNT có chỉ tiêu của tờ khai, BCTC năm đánh giá so với chỉ tiêu tương ứng của năm trước liền kề tăng giảm đột biến (Mau số 05/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).
Danh sách giá trị dữ liệu có yếu tố ngoại lai: là danh sách NNT có chỉ tiêu trên tờ khai, BCTC tăng hoặc giảm quá lớn hoặc không hợp lý khi so sánh với cùng một chỉ tiêu của tất cả các doanh nghiệp thuộc cơ quan thuế quản ỉý (Mầu số 06/QTr-QLRR tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình này).
Danh sách doanh nghiệp không nộp tất cả các tờ khai hoặc có nộp tờ khai nhưng kê khai bằng không (=0) hoặc để trống (null) bao gồm: Tờ khai thuế giá trị gia tăng, Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, Tờ khai quyết toán 03/TNDN,
Phụ lục 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN, 03-1C/TNDN của tờ khai quyết toán 03/TNDN, BCTC. Danh sách này là một trong những căn cứ để xem xét đưa NNT vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo cách lựa chọn ngẫu nhiên trên ứng dụngẳ
Trước ngày 15/4, 30/6 và 30/9 hàng năm, Bộ phận QLRR thực hiện chuyển các danh sách nêu trên sang Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế để kiểm tra cập nhật thông tin hoặc điều chỉnh lại dữ liệu. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ phận Kê khai và Ke toán thuế có trách nhiệm đối chiếu vói dữ liệu gốc và sửa đổi, nhập bổ sung nếu dữ liệu không chính xác hoặc chưa được nhập liệu vào các ứng dụng của ngành thuế, đồng thời chuyển lại danh sách đã xác nhận cho Bộ phận QLRR được giao nhiệm vụ phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Trên cơ sở dữ liệu đã được rà soát, Bộ phận QLRR tiến hành lọc dữ liệu và xác định các dữ liệu sẽ được sử dụng để đưa vào phân tích rủi ro. Trường họp giá trị dữ liệu có yếu tố ngoại lai, giá trị dữ liệu có sự tăng giảm đột biến, chỉ tiêu khai sai, chỉ tiêu không có dữ liệu do NNT không giải trình hoặc giải trình nhưng không được cơ quan thuế chấp nhận thì không đưa vào tính giá trị TBN nhưng đưa vào phân tích rủi ro.