Phụ lục 01
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG NGHIỆP VỤ TRONG QUY TRÌNH ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ban hành Quyết định 991/2022/QĐ-TCT ngày 27/06/2022
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
1. Phương pháp phân ngưỡng xếp hạng mức độ rủi ro
Trên cơ sở tổng điểm rủi ro của các chỉ số tiêu chí từ cao xuống thấp, ứng dụng hỗ trợ tự động phân ngưỡng xếp hạng mức độ rủi ro theo phương pháp tứ phân vị với kết quả chia NNT làm 3 nhóm tương ứng với 3 hạng rủi ro là: rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp, cụ thể:
Từ giá trị xác định tứ phân vị thứ ba trở lên: Tương ứng với hạng rủi ro
cao;
Từ giá trị xác định tứ phân vị thứ hai đến trước giá trị xác định tứ phân vị thứ ba: Tương ứng với hạng rủi ro trung binh;
Từ giá trị xác định tứ phân vị thứ hai trở xuống: Tương ứng với hạng rủi ro thấp.
ứng dụng sẽ tổng hợp thông tin kết quả xếp hạng mức độ rủi ro đối với từng NNT (Mầu số 07/QTr-QLRR).
Lãnh đạo cơ quan thuế (có thế ủy quyền cho trưởng Bộ phận QLRR) thực hiện phê duyệt kết quả xếp hạng mức độ rủi ro của NNT theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp trên ứng dụng.
2. Phương pháp phân loại quy mô doanh nghiệp
Việc phân loại quy mô doanh nghiệp theo doanh thu được thực hiện bằng một trong các phương pháp sau:
- Phân loại quy mô doanh nghiệp theo tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động:
Cơ quan thuê thực hiện rà soát, xác định số doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng và phân loại quy mô doanh nghiệp theo tỷ lệ doanh thu như sau:
Ví dụ:
+ Từ 5% - < 10% Doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất xếp loại quy mô
lớn.
+ Từ 10% - < 20% Doanh nghiệp có doanh thu lớn tiếp theo xếp loại quy mô vừa.
+ Từ 20 - < 30% doanh nghiệp có doanh thu lớn tiếp theo xếp loại quy mô
nhỏ.
+ Các doanh nghiệp còn lại xếp loại quy mô rất nhỏ.
- Phân loại quy mô doanh nghiệp theo phương pháp sử dụng hàm tứ phân vị:
Cơ quan thuế thực hiện rà soát, xác định số doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng và phân loại quy mô doanh nghiệp bằng hàm tứ phân vị với kết quả chia doanh nghiệp làm 4 phần tương ứng với 4 mức quy mô là lớn, vừa, nhỏ và rất nhỏ, cụ thể:
+ Nhóm doanh nghiệp có doanh thu từ giá trị xác định tứ phân vị thứ ba trở lên xếp loại quy mô lớn.
+ Nhóm doanh nghiệp có doanh thu từ giá trị xác định tứ phân vị thứ hai đến giá trị xác định tứ phân vị thứ ba xếp loại quy mô vừa.
+ Nhóm doanh nghiệp có doanh thu từ giá trị xác định tứ phân vị thứ nhất đến giá trị xác định tứ phân vị thứ hai xếp loại quy mô nhỏ.
+ Nhóm doanh nghiệp có doanh thu dưới giá trị xác định tứ phân vị thứ nhất xếp loại quy mô rất nhỏ.
- Phân loại quy mô doanh nghiệp theo mức doanh thu tuyệt đối:
Cơ quan thuế thực hiện rà soát, xác định số doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng và phân loại quy mô doanh nghiệp theo mức doanh thu tuyệt đốiẾ Cụ thể, với mỗi loại quy mô sẽ được xác định tương ứng với một mức doanh thu cụ thể.
- Các phương pháp xếp loại quy mô doanh nghiệp khác.
Hàng nãm trước kỳ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, Tổng cục Thuế ban hành văn bản hướng dẫn Cục Thuế thực hiện phân loại quy mô doanh nghiệp theo doanh thu với 4 loại: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp rất nhỏ.
ứng dụng sẽ tong hợp kết quả xếp hạng rủi ro kết hợp quy mô doanh nghiệp của từng NNT (Mầu số 08/QTr-QLRR).
3. Phương pháp lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra
3.1. Sử dụng chức năng lập kế hoạch thanh tra trên ứng dụng quản lý rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra
Bộ phận thanh tra sử dụng chức năng lập kế hoạch thanh tra trên ứng dụng QLRR, ứng dụng tự động tính toán và thực hiện:
Phân loại quy mô doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng được phân loại quy mô theo doanh thu thành 1 trong 4 loại: Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp rất nhỏ.
Phân loại mức độ rủi ro doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 12 tháng được phân loại mức độ rủi ro thành 1 trong 3 nhóm: Rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp.
Trên cơ sở kết quả phân loại quy mô, kết quả phân loại mức độ rủi ro và các tham số về ngưỡng quy mô, ngành nghề, sô lượng doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, ứng dụng tự động lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT năm theo nguyên tắc kết hựp giữa quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp cho phù hợp với công văn hướng dẫn lập kế hoạch hàng năm của Cục Thanh tra - Kiếm tra thuế và theo yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn của từng cơ quan thuế.
Ví dụ 1:
Giả định doanh nghiệp quy mô lớn chọn từ 60% đến 70% trên tổng số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra theo thứ tự chọn từ doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao xuống rủi ro thấp.
Giả định doanh nghiệp quy mô vừa chọn từ 20% đến 30% trên tổng số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra theo thứ tự chọn từ doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao xuống rủi ro thấp.
Giả định doanh nghiệp quy mô nhỏ chọn từ 10% đến 15% trên tổng số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra theo thứ tự chọn từ doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao xuống rủi ro thấp.
Giả định doanh nghiệp quy mô rất nhỏ chọn từ 0% đến dưới 5% trên tổng số doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, chỉ chọn đưa vào kế hoạch thanh tra đối với doanh nghiệp rất nhỏ có mức độ rủi ro cao.
Ví dụ 2:
Lựa chọn lần 1: Lựa chọn hết doanh nghiệp quy mô lớn rủi ro cao; Lựa chọn hết doanh nghiệp quy mô vừa rủi ro cao; Lựa chọn tối đa 10% doanh nghiệp quy mô nhỏ và rất nhỏ rủi ro cao.
Lựa chọn lần 2: Lựa chọn hết doanh nghiệp quy mô lớn rủi ro trung bình; Lựa chọn hêt doanh nghiệp quy mô vừa rủi ro trung bình.
Lựa chọn lần 3: ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp quy mô lớn.
Ví dụ 3:
Lựa chọn theo tỷ lệ % doanh nghiệp rủi ro cao, trong đó ưu tiên lựa chọn quy mô lớn trở xuống.
Lựa chọn theo tỷ lệ % doanh nghiệp rủi ro trung bình, trong đó ưu tiên lựa chọn quy mô lớn trở xuống.
Lựa chọn theo tỷ lệ % doanh nghiệp rủi ro thấp, trong đó ưu tiên lựa chọn quy mô lớn trở xuống.
ứng dụng sẽ hỗ trợ việc Lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra theo tỷ lệ lựa chọn doanh nghiệp thuộc từng hạng rủi ro kết hợp với quy mô doanh nghiệp.
3.2. Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra
Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu với kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiêm tra khác. Khi lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra thuế phải đảm bảo tránh trùng lặp về đối tượng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm tính chất mức độ rủi ro của doanh nghiệp tới mức thấp hoặc có cơ sở cho ràng mức độ rủi ro của doanh nghiệp là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn doanh nghiệp đó vào kế hoạch thanh tra và lựa chọn doanh nghiệp kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch thanh tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi đó của mình.
Ke hoạch thanh tra được lập theo Mầu số 09/QTr-QLRR ban hành kèm theo Quy trình này. Sau khi lập kế hoạch lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duyệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.
Sau khi đã hoàn thành việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, các đơn vị tiếp tục sử dụng kết quả đánh giá rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra theo nguyên tắc kết hợp quy mô với mức độ rủi ro của doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra.
Ví dụ:
ứng dụng sẽ hỗ trợ việc lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiêm tra theo tỷ lệ lựa chọn doanh nghiệp thuộc từng hạng rủi ro kết hợp với quy mô doanh nghiệp.
Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra, cơ quan thuế thực hiện lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kiểm tra sau khi đã rà soát, đối chiếu tránh trùng lặp về đối tượng thanh tra, kiểm tra với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chưa lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch kiểm tra năm khi có thông tin tin cậy hoặc có cơ sở làm giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp tới mức thấp thì lựa chọn doanh nghiệp kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch kiểm tra năm như phần lập kế hoạch thanh tra.
Kế hoạch kiểm tra được lập theo Mầu số 10/QTr-QLRR ban hành kèm theo Quy trình này. Sau khi lập kế hoạch lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duyệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.